Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Cây mới tậu
Lượt xem: lần

1. Một loài cây có hoa giống Loa kèn úp xuống đất, màu hồng-kem, khi gần tàn thì có màu vàng sẫm, mùi thơm hắc:


Qua tìm hiểu nó là loại đc đề cập đến ở đây
Có tên khoa học là: Brugmansia   (Ngoài ra: còn có loài Datura)
Tên Việt Nam: Hoa Cà độc dược cảnh, cây Loa kèn, Angel's Trumpet (Brugmansia suaveolens)
Hoa cây này luôn chỉa xuống (phân biệt với cây Cà độc dược có hoa nhỏ hơn, chỉa lên trời)


Đây là đoạn phân biệt 2 loại hoa trên (trích từ Túy Sơn Viên blog):

[  Người ta hay nhầm Brugmansia với Datura.
Cách phân biệt dễ nhất là xem hướng của cái kèn:
- Brugmansia: Kèn (hoa) chúc xuống, còn có tên thông dụng khác là Angel Trumpet (chắc nên gọi là Kèn tiên),

vì nó chúc xuống kéo con người lên thiên đàng (!). Về mặt thực vật học, cây Kèn tiên không độc hại

- Datura: Kèn (hoa) ngước lên, có tên thông dụng là Devil Trumpet (Kèn quỷ), vì nó ngước lên kéo con người xuống địa ngục! Về mặt thực vật học, cây Kèn quỷ độc vô cùng. Nếu ăn phải bất kỳ phần nào trên cây cũng có thể bị... chết! Nhưng mình chưa nhìn thấy cây Kèn quỷ ở VN (chưa thấy ai up hình nó lên đâu cả); nên phần nào yên tâm. ]




Mới nở:
< Mượn bên Túy Sơn Viên's blog >


Lúc gần tàn:






2. Cầu được ước thấy, mình đã nhanh tay lụm lun 2 em Thu hải đường:


 - Cane begonia: thân mọc cao, hoa chùm to hình giống trái tim màu đỏ thắm, rũ xuống 




  - Trúc pháp: vì thấy ở hàng ngta trồng cây này mọc lên cao phải cắm thêm mấy que tre nhỏ để cột vào, chắc cho cây khỏi gãy đổ nên mình trồng xen với cây chuối cảnh (cây chuối hoa pháo/chuối tràng pháo) để cho nó vươn lên có chỗ dựa...





 3. Lan Hạc Đính: rất mập mạp



 

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Cây sống đời (cây Trường sinh-thuộc họ bỏng )
Lượt xem: lần

Cây sống đời còn gọi là cây trường sinh, cây thuốc bỏng, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn. Cây sống đời thuộc họ bỏng Crassulaceae

Tên khoa học: Kalanchoe

Hoa của nó tạm chia thành 2 loại: cánh đơn và cánh kép.

Trước giờ cứ nghĩ nó chỉ có duy nhất 1 loại cánh đơn màu đỏ, nay thì thấy nó có quá trời màu luôn, có lẽ là mình sẽ phải tìm dần...

* Hoa cánh kép: còn có màu trắng cánh kép nữa, sau này phải sưu tầm cho đủ bộ








Một loại sống đời cánh kép hoa đỏ khác, nhưng ko hiểu sao lại cứ tự rụng trụi hết lá, còn vài hoa lưa thưa

* Hoa cánh đơn:
màu da cam cánh đơn


màu đỏ truyền thống, cánh đơn

vài cây Thu hải đường
Lượt xem: lần

Thu Hải Đường-loài cây có lá và hoa khá bắt mắt nhưng yêu cầu về điều kiện trồng cũng rất khắt khe, để trồng chơi giữ đc giống là điều rất khó với điều kiện ở Miền Bắc nóng ẩm mưa nhiều

Cách trồng và chăm sóc: tham khảo tại đây & tại đây

Mình mới sưu tầm đc vài màu và vài loại thu hải đường sau đây. Sau này có điều kiện mình sẽ sưu tầm thêm nhiều giống và màu mới cho thỏa nỗi ước mong :D

1. Hồi tết vừa rồi có mua được loại này với 4 màu:
        - Đỏ: cây khỏe và bông nở to nhiều lúc trông giống 1 bông hoa hồng nhung loại nhỏ:


              
                  - Da cam:



                             
                 - Vàng:



                           
                      - Hồng phấn: em này cả hoa và lá đều đẹp, tuy nhiên rất đỏng đảnh, không ưa nước nhiều, bằng chứng là đợt mưa tết vừa rồi, 3 em màu trên thì sống khỏe, um tùm nhưng riêng em hồng phấn thì tàn tạ và còi thế này đây ạ,lá và thân nhiều cành đã bị thối nhũn gần hết, đang sợ em ấy ko "thọ" nổi thì mất 1 giống đẹp:




2. Thu hải đường lá sen:
                               




3. Thu hải đường thường, loại này dễ sống, sức sống khỏe tuy nhiên nhiều nước quá cũng ko ổn nhiều nắng quá thì nặng là cháy lá, nhẹ thì lá sẫm mầu (cái gì quá cũng ko tốt, hi hi) đc bán và trồng đại trà:





* Mục tiêu về THU HẢI ĐƯỜNG: 
Trước mắt phấn đấu mua đc loại Thu hải đường mà ở chợ cây ngta hay gọi là "trúc pháp" và 1 loại thu hải đường có hoa tương tự trúc pháp lá to(Cane begonia), thân mọc cao hoa chùm to hình giống trái tim màu đỏ thắm, rũ xuống rất ấn tượng




Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Thành quả sau khi bổ củ Lan Huệ (Loa Kèn)
Lượt xem: lần

Mấy tháng trước, trong khi kiểm tra vườn phát hiện ra một củ Lan Huệ bị thối rữa, 1 củ to đường kính cỡ khoảng 10cm bị hủy hoại gần như hoàn toàn, sau khi xử lý cắt gọt phần úng thối thì bổ ra đc 4 miếng ko đều nhau, mình đã vun vào đất ở chỗ mát và nay thì đã có kết sơ bộ quả như sau:



Miếng số 1 và số 3 đã nhú ra mầm cây mới (mầm cây mọc ra từ giữa các lớp vảy chứ ko nhất thiết phải mọc ra từ phần giữa của củ-phần tâm củ)





Miếng thứ 2 thì chưa ra mầm nhưng trông có vẻ có sức sống hơn miếng thứ 4





          Miếng thứ 2:

               Miếng thứ 4: gần như chỉ còn mỗi đế củ và 1 chút ngăn ngắn các lớp vảy phía trên, gần như lẫn vào đất, tuy nhiên mình lại tin tưởng vào sức sống mãnh liệt của loài cây này nên vẫn hy vọng nó sẽ nhú mầm cây mới (hi hi):
Thêm một ví dụ về sức sống mãnh liệt của loài cây này: chỉ cần 1 mẩu nhỏ mình tưởng vất đi thế mà đã hình thành nên 1 cây con rất đáng yêu:






Vì giữa các lớp (lớp vảy) của củ Lan Huệ luôn có những mầm nhỏ như này:

Nên mình bạo nghĩ, làm theo cách này:

Cũng là một cách có thể tạo ra nhiều cây giống hơn:

Nếu sau này có điều kiện mình sẽ làm thử
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Nút Like-Share